Xuyên suốt chiều dài hơn 5000 năm lịch sử, Trung Quốc đã xây dựng nên cho mình một nền văn hóa ẩm thực to lớn. Từ đó văn hóa ăn uống của người Trung Quốc cũng trở thành một nét văn hóa riêng làm nên một nền văn hóa Trung Hoa đặc sắc đậm chất Á Đông.
Sự đa dạng trong văn hóa ăn uống của người Trung Quốc
Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ 3 thế giới, chạy dài qua nhiều vĩ độ. Do đó khí hậu các miền hoàn toàn khác nhau nên cách ăn uống của mỗi vùng cũng khác nhau.
Đặc trưng trong bữa ăn của các miền Trung Quốc
Miền Nam dùng cơm, gạo là chủ yếu. Miền Bắc người ta thay gạo bằng các sản phẩm sợi bột như mì và bánh bao.
Người Trung Hoa phía Bắc dùng món canh để khai vị. Còn người miền Nam lại chỉ dùng món canh này vào cuối bữa.
Mỗi vùng thích uống các loại trà khác nhau, cách pha trà và nghi lễ uống trà cũng không giống nhau.
Các trường phái ẩm thực Trung Hoa
Để nói về sự đa dạng trong văn hóa ăn uống của người Trung Quốc thì không thể không nhắc các trường phái ẩm thực sau:
Quảng Đông
Ẩm thực Quảng Đông là sự kết hợp tinh hoa của nhiều trường phái khác, bao gồm cả ẩm thực phương Tây. Món ăn Quảng Đông có thể chế biến theo 21 cách khác nhau, có thể kể đến như, chiên rán, quay, nướng, hầm, xào, hấp, kho, chao hấp bát úp, …
Sơn Đông
Sơn Đông là khu vực có kiểu thời tiết hè nóng nhiều mưa, đông lạnh khô ráo. Nguyên liệu món ăn của Sơn Đông rất phong phú, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật. Các món Sơn Đông có vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi.
Tứ Xuyên
Nhắc đến Tứ Xuyên, ắt hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến những món cay trứ danh. Với đặc sản ba tiêu, các món cay Tứ Xuyên có hương vị đặc biệt khó quên với những người đã có dịp thưởng thức. Bên cạnh đó, món ăn Tứ Xuyên còn đòi hỏi sự kết hợp khéo léo giữa ngọt, mặn, chua, đắng, thơm.
Giang Tô
Trường phái Giang Tô được hợp thành từ đồ ăn của 4 bốn địa phương: Hoài Dương, Kim Lăng, Tô Tích, Từ Hải. Các đầu bếp theo trường phái Giang Tô rất chú trọng đến kỹ thuật dùng dao, cách chế biến cực kỳ tinh tế để đảm bảo được sự tươi mát, thanh đạm của món ăn. Ngoài ra, người Giang Tô không sử dụng xì dầu trong nấu nướng. Họ chủ yếu dùng đường, giấm để tạo nên vị chua, ngọt đặc trưng của món ăn nơi đây. Trình bày đẹp mắt và cầu kỳ nhất có lẽ là đặc trưng của người Giang Tô
Một số phong tục trong văn hóa ăn uống của người Trung Quốc
Người Trung Quốc rất chú trọng việc ăn uống nên họ có thói quen tiếp khách trên bàn ăn. Khách càng quan trọng thực đơn món ăn lại càng đắt đỏ và phong phú.
Người nào mời đi ăn thường sẽ là người trả tiền. Việc tranh trả tiền có thể xem như hành động xúc phạm và không tôn trọng người mời.
Người Trung Quốc rất chú trọng vị trí ngồi trên bàn ăn. "Ghế chủ toạ" – đối diện lối vào hoặc ở phía Đông tương đương với "người chủ bàn tiệc". Chỗ này thường được dành riêng cho người có địa vị cao nhất được xác định theo độ tuổi, địa vị xã hội, nghề nghiệp,..
Người lớn tuổi thường ngồi tại vị trí trung tâm của bàn ăn. Những người nhỏ tuổi cần chú ý phép tắc, lễ nghĩa thông thường trên bàn ăn. Người nhỏ tuổi trước khi ăn phải mời bề trên ăn trước, ăn uống không để phát ra tiếng động, khi gắp đồ ăn nên gắp ít một…
Mỳ được ví như biểu tượng của sự trường thọ tại Trung Quốc. Vì vậy nên khi thưởng thức món ăn này, bạn không nên cắn đứt sợi mì mà hãy ăn hết cả sợi mì dài.
Đũa đóng một vai trò lớn trong văn hóa ăn uống và sinh hoạt của người Trung Quốc. Họ ăn mì đến cơm, thịt đến canh, cá đến trứng, tất tần tật mọi thứ đều bằng đũa.
Cấm kỵ trong văn hóa trên bàn ăn của người Trung Quốc
Khi dùng xong bữa, không nói “Tôi ăn xong rồi". Vì như vậy có nghĩa là bạn đã chết, không còn cơ hội ăn, mà nên nói “Tôi ăn no rồi.”
Trong lúc ăn cơm, không khua đũa va vào chén trong lúc ăn. Vì như vậy có nghĩa là "không có cơm ăn" lại bất lịch sự.
Trên bàn ăn, không được để đũa cắm vào bát cơm vì nó gợi nhớ đến hình ảnh đám tang. Không được dùng đũa chỉ trỏ vào người khác hay xoay tròn đũa trong không khí.
Phải ăn hết cơm trong chén, không để sót dù chỉ một hột. Vì người Trung Quốc quan niệm nếu làm như vậy thì vợ/chồng sau này của bạn sẽ bị mặt rổ. Ngoài ra điều này cũng là không tôn trọng các bác nông dân đã cực khổ dày công cày bừa.
Khi ngồi trên bàn ăn thì không nên ợ hơi, hắt xì... nếu lỡ phát ra thì nên nói "xin lỗi " để chuộc tội.
Khi trên bàn ăn tốt nhất không được xỉa răng. Nếu cần phải xỉa răng thì cần dùng khăn giấy hoặc dùng tay che miệng lại.
Hy vọng những chia sẽ trên đây về văn hóa ăn uống của người Trung Quốc, cách ứng xử trên bàn ăn của người Trung Quốc sẽ hỗ trợ bạn trong việc làm quen, giao thiệp với người bản xứ nhé.