Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc và Việt Nam

Địa chỉ: 15/3, đường 18, P. Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương

Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc và Việt Nam
31/03/2024 07:06 AM 1145 Lượt xem

    Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Châu Á là một ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng diễn ra vào tháng giêng sau dịp Tết Nguyên Đán. Vậy mọi người có biết nguồn gốc cũng như sự khác biệt của ngày hội rằm tháng Giêng của người Việt so với người Trung Quốc là như thế nào không?

    Tết Nguyên Tiêu là Tết gì?

    Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) là lễ hội cổ truyền của Trung Quốc. Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc thường tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch.

    “Nguyên” có nghĩa là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Vì vây Tết Nguyên Tiêu là đêm rằm đầu tiên của năm. Tết Nguyên Tiêu có một tên gọi khác là lễ Thượng Nguyên. 

    Ngoài ra Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc còn được gọi với tên là Lễ Hội Lồng Đèn đó.

    Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu

    Tết nguyên tiêu mang ý nghĩa của sự đoàn viên, đoàn tụ. Tết Nguyên Tiêu là dịp để các thành viên trong gia đình ngồi lại ăn cơm và trò chuyện với nhau.

    Ở Việt Nam, đây là dịp để người dân lên chùa cầu mong một năm mới bình an.

    Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu của Trung Quốc

    Trước đây ở Trung Quốc, Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Trạng Nguyên. Nguyên nhân là vào dịp Tết này nhà vua thường thết tiệc các Trạng Nguyên. Vua mời họ vào vườn Thượng Uyển thưởng hoa, ngắm cảnh, làm thơ. Nguyên là Trạng Nguyên, Tiêu là đêm. Tết Nguyên Tiêu là đêm hội trạng nguyên.

    Nguồn gốc của tết Nguyên Tiêu thì có rất nhiều, nhưng nổi bật nhất là hai nguồn gốc sau:

    Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu 1

    Ngày xưa có một con thiên nga từ trên trời bay xuống trần gian đã bị một người thợ săn bắn chết. Ngọc Hoàng biết được rất tức giận, đã sai Thiên tướng đúng ngày 15 tháng 1 xuống đốt trụi trần gian. May mắn là vài vị thần tiên trên thiên đình không đồng tình với quyết định của Ngọc Hoàng. Nên đã liều mình xuống trần gian để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để Ngọc Hoàng tưởng rằng trần gian đã bị đốt. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.

    Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu 2

    Vào thời Hán Vũ Đế, có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu bị cấm về thăm cha mẹ vào ngày 15 tháng 1. Nàng có ý định lao xuống giếng để tự vẫn. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của nàng, Đông Phương Sốc đã nghĩ kế để giúp cô. Ông tâu với vua rằng, ngày 16 tháng 1, Thiên đình sẽ sai Hỏa thần xuống thiêu trụi Kinh thành. Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15. Hán Vũ Đế làm theo, ngày đó mọi nhà đều treo đèn lồng. Thế là nhân lúc mọi người đang mải ngắm đèn, Nguyên Tiêu đã trốn về nhà thăm cha mẹ.

    Phong tục, hoạt động ngày Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc

    Ngày nay, Trung Quốc và các nước sử dụng tiếng Trung thường có các hoạt động truyền thống. Như thả đèn hoa đăng; trình diễn múa lân, múa rồng, múa sư; lên chùa cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc; giải câu đố trên lồng đèn; ngâm thơ, đối liễn ...

    Đặc biệt ở Đài Loan, người dân ghi những câu ước nguyện lên đèn lồng và thả bay lên trời. Do trong thời loạn lạc, nhiều người đã chạy tứ tán khắp nơi, thất lạc với người nhà. Họ bèn nghĩ ra cách là thả thiên đăng lên trời để báo hiệu bình an cho nhau. Vì vậy, “Đèn Khổng Minh” hay thiên đăng còn được gọi là "Đèn chúc phúc" hay "Đèn bình an". Hoạt động này dần dần phát triển thành một phong tục dân gian. Đèn lồng bay lên trời cao mang theo nhiều ước mong khác nhau.

    Nhiều người xem Tết Nguyên Tiêu là mùa Valentine phương Đông, như lễ Thất Tịch. 

    Lễ hội Đèn lồng từ xưa đã là dịp tốt để những "nam thanh nữ tú" độc thân gặp gỡ nhau. Thời phong kiến, những cô gái trẻ không được tự do dạo chơi bên ngoài, do đó họ chỉ có thể cùng nhau ra ngoài trong dịp lễ hội. Vì vậy có thể nói, Lễ hội Đèn lồng là ngày Valentine của Trung Quốc.

    Hiện nay Tết nguyên tiêu vẫn là một ngày tết cổ truyền quan trọng của người Trung Quốc và Đài Loan. Vào ngày này đường phố, công viên đều có treo đèn lồng rực rỡ, các hoạt động văn hóa diễn ra vô cùng náo nhiệt.

    Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Châu Á là một ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng diễn ra vào tháng giêng sau dịp Tết Nguyên Đán. Vậy mọi người có biết nguồn gốc cũng như sự khác biệt của ngày hội rằm tháng Giêng của người Việt so với người Trung Quốc là như thế nào không?

    Tết Nguyên Tiêu là Tết gì?

    Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) là lễ hội cổ truyền của Trung Quốc. Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc thường tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch.

    “Nguyên” có nghĩa là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Vì vây Tết Nguyên Tiêu là đêm rằm đầu tiên của năm. Tết Nguyên Tiêu có một tên gọi khác là lễ Thượng Nguyên. 

    Ngoài ra Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc còn được gọi với tên là Lễ Hội Lồng Đèn đó.

    Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu

    Tết nguyên tiêu mang ý nghĩa của sự đoàn viên, đoàn tụ. Tết Nguyên Tiêu là dịp để các thành viên trong gia đình ngồi lại ăn cơm và trò chuyện với nhau.

    Ở Việt Nam, đây là dịp để người dân lên chùa cầu mong một năm mới bình an.

    Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu của Trung Quốc

    Trước đây ở Trung Quốc, Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Trạng Nguyên. Nguyên nhân là vào dịp Tết này nhà vua thường thết tiệc các Trạng Nguyên. Vua mời họ vào vườn Thượng Uyển thưởng hoa, ngắm cảnh, làm thơ. Nguyên là Trạng Nguyên, Tiêu là đêm. Tết Nguyên Tiêu là đêm hội trạng nguyên.

    Nguồn gốc của tết Nguyên Tiêu thì có rất nhiều, nhưng nổi bật nhất là hai nguồn gốc sau:

    Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu 1

    Ngày xưa có một con thiên nga từ trên trời bay xuống trần gian đã bị một người thợ săn bắn chết. Ngọc Hoàng biết được rất tức giận, đã sai Thiên tướng đúng ngày 15 tháng 1 xuống đốt trụi trần gian. May mắn là vài vị thần tiên trên thiên đình không đồng tình với quyết định của Ngọc Hoàng. Nên đã liều mình xuống trần gian để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để Ngọc Hoàng tưởng rằng trần gian đã bị đốt. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.

    Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu 2

    Vào thời Hán Vũ Đế, có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu bị cấm về thăm cha mẹ vào ngày 15 tháng 1. Nàng có ý định lao xuống giếng để tự vẫn. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của nàng, Đông Phương Sốc đã nghĩ kế để giúp cô. Ông tâu với vua rằng, ngày 16 tháng 1, Thiên đình sẽ sai Hỏa thần xuống thiêu trụi Kinh thành. Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15. Hán Vũ Đế làm theo, ngày đó mọi nhà đều treo đèn lồng. Thế là nhân lúc mọi người đang mải ngắm đèn, Nguyên Tiêu đã trốn về nhà thăm cha mẹ.

    Phong tục, hoạt động ngày Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc

    Ngày nay, Trung Quốc và các nước sử dụng tiếng Trung thường có các hoạt động truyền thống. Như thả đèn hoa đăng; trình diễn múa lân, múa rồng, múa sư; lên chùa cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc; giải câu đố trên lồng đèn; ngâm thơ, đối liễn ...

    Đặc biệt ở Đài Loan, người dân ghi những câu ước nguyện lên đèn lồng và thả bay lên trời. Do trong thời loạn lạc, nhiều người đã chạy tứ tán khắp nơi, thất lạc với người nhà. Họ bèn nghĩ ra cách là thả thiên đăng lên trời để báo hiệu bình an cho nhau. Vì vậy, “Đèn Khổng Minh” hay thiên đăng còn được gọi là "Đèn chúc phúc" hay "Đèn bình an". Hoạt động này dần dần phát triển thành một phong tục dân gian. Đèn lồng bay lên trời cao mang theo nhiều ước mong khác nhau.

    Nhiều người xem Tết Nguyên Tiêu là mùa Valentine phương Đông, như lễ Thất Tịch. 

    Lễ hội Đèn lồng từ xưa đã là dịp tốt để những "nam thanh nữ tú" độc thân gặp gỡ nhau. Thời phong kiến, những cô gái trẻ không được tự do dạo chơi bên ngoài, do đó họ chỉ có thể cùng nhau ra ngoài trong dịp lễ hội. Vì vậy có thể nói, Lễ hội Đèn lồng là ngày Valentine của Trung Quốc.

    Hiện nay Tết nguyên tiêu vẫn là một ngày tết cổ truyền quan trọng của người Trung Quốc và Đài Loan. Vào ngày này đường phố, công viên đều có treo đèn lồng rực rỡ, các hoạt động văn hóa diễn ra vô cùng náo nhiệt.

    Món ăn ngày tết nguyên tiêu ở Trung Quốc

    Trong ngày Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Trung Quốc có những tập tục ăn các món:

    Bánh trôi nước

    Bánh trôi nước 汤圆 gần âm với 团圆 là đoàn viên, với ý nghĩa một năm mới hạnh phúc bên nhau, vạn sự như ý.

    Rau xà lách

    Rau xà lách 生菜 gần âm với 生财 là sinh tài, cầu mong năm mới nhiều tài lộc.

    Há cảo

    Miền bắc có tập tục ăn Há cảo 饺子 vào Tết Nguyên Tiêu, người Hà Nam có truyền thống “15 dẹt, 16 tròn”, nên Tết Nguyên Tiêu nên ăn Há cảo.

    Bánh táo đỏ

    Ăn bánh táo đỏ 棗糕 với mong muốn như ý cát tường.

    Màn thầu, bánh yến mạch

    Tập tục này của Chiết Giang là do nguyên liệu làm Màn thầu có bột nở, bánh yến mạch là hình tròn, nên hai loại bánh này mang ý nghĩa “con cháu đầy đàn đại đoàn viên”.

    Mì

    Vùng Giang Bắc có câu “Thắp đèn Nguyên Tiêu, ăn mì, ăn xong cầu mong cả năm sáng lạng”「上燈元宵,落燈面,吃了以後望明年」. Nghe thì có vẻ tối 15 ăn mì không liên quan gì đến Tết Nguyên Tiêu, nhưng cũng có ước nguyện cầu mong an lành.

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN Điền thông tin để nhận được tin mới nhất !
    0