Tết (Tết âm lịch), hay còn gọi là Nguyên Đán, là ngày Tết quan trọng nhất của người Trung Hoa, được tính theo âm lịch. Trải qua hàng ngàn năm, phương thức và tập tục Tết dân gian của người Trung Quốc cũng tự chuyển mình, thay đổi và kết tinh lại, để ngày hôm nay đọng lại những tập tục phong phú nhất, long trọng nhất, náo nhiệt nhất. Cùng Hoa NgữPhi Thành hiểu về ngày Tết Nguyên Đán Cổ Truyền của người Trung Quốc và học ngay từ vựng và câu chúc tiếng Trung nhé!
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán Trung Quốc
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán Trung Quốc thì quả là lâu đời và lắm thay đổi, cứ qua một triều đại thì lại đổi một lần. Thời kỳ nhà Hạ chọn tháng Giêng làm Tết Nguyên Đán, đến nhà Thương thì đổi qua tháng Chạp, thời nhà Chu thì chọn tháng Mười Một làm Tết.
Mãi cho đến thời Đông Chu, Khổng Tử đổi thành tháng Giêng, rồi Tần Thủy Hoàng đổi qua tháng Mười, cuối cùng Hán Vũ Đế lại đổi vào tháng Giêng. Từ đó trở đi, không ai đổi nữa, nên Tết Nguyên Đán được đặt vào tháng Giêng cho đến ngày hôm nay.
Và Đông Phương Sóc định Tết Nguyên Đán từ mùng 1 đến hết mùng 7 tháng Giêng.
Phong tục Tết Nguyên Đán Trung Quốc
Chuẩn bị đón Tết
Ở Trung Quốc, vào dịp Tết Nguyên Đán, người dân thường có các tập tục như chuẩn bị hàng tết, dán xuân liễn, cắt hoa giấy trang trí cửa số, cùng nhau ăn cơm tất niên (hay còn gọi là cơm đoàn tụ) trong buổi tối đêm giao thừa, mục đích là trước khi Tết đến cả nhà sum họp, đoàn tụ và cùng nhau đón năm mới.
Theo truyền thống thì bữa cơm đoàn tụ sẽ ăn vào đêm Giao thừa sau khi cúng tổ tiên, thì con nít sẽ được cho tiền mừng tuổi để chúc mau ăn chóng lớn, ngoan ngoãn; hoặc những người trưởng thành cũng có thể cho tiền mừng tuổi các cụ già trong nhà để cầu mong họ khỏe mạnh.
Tiền mừng tuổi này ban đầu theo văn hóa dân gian là để trừ tà, để được phù hộ và cầu bình an. Do người xưa cho rằng trẻ em sẽ dễ bị ma quỷ ám, dùng tiền mừng tuổi có thể giúp trẻ em bình an qua Tết, cầu chúc cho trẻ năm mới bình an, gặp nhiều may mắn.
Các hoạt động văn hóa từ lúc giao thừa đến hết Tết
Đón Giao thừa
Đón Giao thừa (giữ tuổi) là tập tục ngày cuối cùng trong năm không ngủ mà thức thâu đêm để đón chào năm mới. Thời xa xưa có hai hàm ý:
- Đối với người lớn tuổi là mang ý nghĩa là trân trọng thời gian;
- Đối với Thanh niên là vì muốn kéo dài tuổi thọ của cha mẹ.
Từ thời Hán đến nay, thời khắc năm cũ bàn giao cho năm mới là vào nửa đêm. Đêm Giao thừa thì bất kể nam nữ già trẻ cũng sẽ thức thâu đêm, tụ lại cùng nhau Đón Giao Thừa. Do đó, Đón Giao Thừa là một trong những tập tục của ngày Tết.
Đốt pháo
Còn goi là là truyền thống dân gian, đã có lịch sử gần 2000 năm, theo truyền thuyết kể rằng Đốt pháo là vì mục đích xua đuổi một con quái thú có tên Niên. Vào đúng 12h đêm, tiếng chuông năm mới vang lên cùng với tiếng pháo bông đốt ầm ĩ. Trong nhà sáng đèn thâu đêm, ngoài sân đốt pháo bông rực rỡ, trước nhà là tiếng ầm trời, mang sự náo nhiệt của Giao thừa đẩy lên cao trào.
Đốt pháo là hoạt động mang ý nghĩa gởi gắm của dân tộc người Hán, nguyện là có thể trừ tà, tránh tai nạn, cầu phúc.
Chúc Tết
Là tập tục truyền thống dân gian Trung Quốc, là phương thức mọi người từ cũ đón mới, biểu đạt sự cầu chúc tốt đẹp cho nhau. Thời gian chúc Tết là từ mùng 1 đến mùng 5. Đi chúc Tết sau mùng 5 và trước 15 thì được cho là chúc Tết trễ. Nhưng thực ra thì cho dù đi chúc Tết vào 15 tháng Giêng (âm lịch) thì cũng được thôi, vì xưa nay ta có câu: có lòng thì chúc Tết 15 cũng không muộn
Người Trung Quốc ăn gì trong dịp Tết?
Vào đêm giao thừa, cả nhà quay quần bên nhau dùng bữa cơm đoàn tụ, ăn càng tối sẽ càng tốt.
Và trên bàn ăn sẽ có món rau trường niên. Phía Bắc-Trung bộ Đài Loan dùng rau bẹ (xanh), phía Nam dùng rau bó xôi. Khi ăn sẽ cho cả cọng rau vào miệng rồi nhai từ từ, ngụ ý sống lâu trăm tuổi.
Ăn Bánh xếp, do Hình dạng rất giống thỏi vàng, nên ăn được hình dung như ăn thỏi vàng, tượng trưng cho có được nhiều vận may, tài lộc.
Các ngôi chùa sẽ đóng cửa vào Đêm Giao Thừa, và khi tiếng chuông 12h khuya vang lên, các tín đồ sẽ đổ xô tranh nhau vào bên trong chùa, theo như được biết, ai giành được việc cắm nén nhang đầu tiên vào trong lư hương của chùa thì trong năm mới sẽ gặp nhiều vận may.
Mùng 1 Tết phải mặc áo mới, mang giầy mới, theo truyền thuyết là phải màu đỏ, ý là thời điểm gặp vận may đã đến nè! Và để cầu mong thêm tuổi thọ thì không được để nhang trên bàn thờ tắt đi, mà phải đốt nhang châm thêm suốt ngày.
Bà con cô bác, họ hàng người thân qua lại chúc Tết với nhau, gặp mặt chúc nhau bằng những câu chúc tốt lành. Tất nhiên là không thể chuẩn bị thiếu các món bánh kẹo để chiêu đã khách đến Chúc Tết rồi.
Những điều cấm kỵ trong ngày Tết Nguyên Đán Trung Quốc
Và trong Mồng 1 nhất định phải tránh nói những từ không may mắn như: bể, chết, bệnh, thua, bại
Nếu có lỡ lời thì phải nói ngay những câu để hoá giải những từ không may mắn đó như là: Không kiêng không kị
Mùng 2 Tết là ngày mà con gái đã lấy chồng sẽ cùng chồng về nhà mẹ, được gọi là hồi môn. Thời xưa, vào ngày này, theo tập tục phải là anh em nhà mình đến đón và phải chuẩn bị lì xì để gửi cho những người trẻ tuổi hơn mình.
Từ vựng tiếng Trung về Tết Nguyên Đán Trung Quốc
Cùng Hoa Ngữ Phi Thành học một ít từ vựng tiếng Trung tại đây về Tết Nguyên Đán để trò chuyện với bạn bè người Trung Quốc - Đài Loan nhé!